lambarca
04-16-2018, 11:49 PM
2
Phố Khâm Thiên, một trong những phố có nhiều biệt danh, giống như nhà báo phải ký nhiều biệt danh, giống như nhà báo phải ký nhiều tên, đã gây ấn tượng mạnh trong lòng người Hà Nội qua nhiều thời kỳ.
Nó từng được gọi là phố Cầm Ca, làm ta liên tưởng xa xôi đến người đàn bà được gọi là cô Cầm tài hoa đàn hát trong bài “Long Thành cầm giả ca” buồn não ruột của Nguyễn Du, từng âm vang sênh phách chát tửng tưng đàn đáy...
Ngay cái tên viết tắt, người ta rủ nhau: “đi ca tê (KT)”, hoặc “xuống xóm” đi, cũng hiểu ngay đó là Khâm Thiên…
Khâm Thiên còn được gọi là phố Nhiệt Đới hay Xích Đạo vì nằm thẳng một chiều Đông Tây, nắng từ sáng sớm đến tối nhọ mặt người, từng chang chang không một chút lá xanh, cho đến năm 1954 mới mọc rặng bàng mướt mắt mùa hè, đỏ rực mùa đông.
Một thời gian, Khâm Thiên là phố làm cưa làm dũa, sau đó được gọi là phố Thợ May dài 1170 mét, bên chẵn có 404 số nhà, bên lẻ có 305 số nhà thì đã có 198 hiệu may, có may đo, có bán quần áo, có bán hàng dệt kim, cùng trên 50 nhà bán quần áo, gọi vui là hàng Thùng hoặc đồ SIDA.
Sau ấn tượng sâu đậm nhất của “Xóm Cô Đầu,” thì cái tên phố B.52 đã khắc sâu vào lòng người Hà Nội về một Khâm Thiên đau thương và dũng cảm.
Vào lúc hơn 10 giờ đêm 26/12/1972, trong trận đánh Điện Biên Phủ trên không mà Hà Nội thắng giặc Mỹ ném bom hủy diệt, trong đêm ấy, đêm giãy giụa của cuối trận giãy giụa pháo đài bay man rợ, bom đã phá hủy 17 tổ dân phố theo chiều dài con đường mặt trời đi qua ấy, phá đổ 534 căn nhà, 120 ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng, 283 người dân lương thiện cần lao của Khâm Thiên bị hy sinh, 262 người khác bị thương.
Thoắt mà đã một phần tư thế kỷ trôi qua, phố Khâm Thiên ngày nay đã khang trang hơn trước rất nhiều, vết thương chiến tranh, vết thương tâm lý cũng được xóa đi, chìm vào quá khứ, hồn thiêng của cô Cầm đã bay trong khói, hồn thiêng những người đã hy sinh trong trận B.52 vẫn về bên tượng đài tưởng niệm dựng trên nền cũ số nhà 49, với hai cây hoa đại lấy giống từ cây cổ thụ trong Văn Miếu và những khóm thài lài tía được đem từ Chùa Hương về...
Trong những người sống sót, có bà chủ hiệu sách Quốc Việt ở số nhà 274, một hiệu sách tồn tại hơn 40 năm trên đất Khâm Thiên, phục vụ nhiều thế hệ bạn đọc, ông mua sách, đến cha mua sách và đời con cũng lại đến đây mua sách.
Và ít ai biết chồng bà, một chứng nhân nữa của đêm B.52 ấy. Đó chính là nhà thơ, nhà báo, nhà viết kịch Giang Quân, tuy không sinh ra ở đây nhưng đã gắn bó gần cả cuộc đời mình với Hà Nội, với Khâm Thiên.
Cuối năm 1997, Giang Quân vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thật đáng quý mang tên “Khâm Thiên, gương mặt cuộc đời,” để nhớ lại một Khâm Thiên có đài Khâm Thiên Giám trong lịch sử, nhớ lại cái thú cầm ca, nhớ lại những 12 ngày đêm không quên của Hà Nội, đêm đau thương của Khâm Thiên.
Phần lớn tư liệu trích dẫn trong bài báo nhỏ này là từ cuốn sách ngồn ngộn tư liệu sống ấy, bởi tuy ông là nhà văn những cũng là người trong cuộc, một người Khâm Thiên, một người cầm xẻng cứu hầm sập, từng nghe những làn điệu ca trù một thời chưa xa lắm...
Nếu Khâm Thiên chỉ là một phố ngoại ô bùn lầy nước đọng, le lói đèn dầu, chỉ sáng choang ánh đèn măngsông trong mấy chục nhà hát, rồi cách mạng đổi đời cho phố, cho dân phố thì có lẽ nó cũng chỉ như một con phố bình thường khác trong hơn 400 phố phường Hà Nội.
Nhưng hình như Khâm Thiên mang một chất hồn gì đó đặc biệt, một chiếc chứng minh thư có riêng một màu, từ nắng nung nấu, đến tiếng rao hàng đêm khuya, tiếng xe bò lọc cọc chở xác người chết đói lầm lũi đi ra ngoại ô heo hút thảm thương trong bài thơ “Chiếc xe xác đi qua phường dạ lạc” của Văn Cao viết năm 1945...
Từ những bước chân phóng túng hình hài của nhà văn Nguyễn Tuân tri kỷ tri âm với người tài hoa nhan sắc; đến một Trần Huyền Trân, một người Khâm Thiên “chính hiệu” có người mẹ là làm nghề hộ lý nhà thương, đêm đêm kéo vó bên cái Cống Trắng lấy con tôm con tép nuôi con.
Vết thương chiến tranh đã được hàn gắn phần nào, chúng ta vẫn còn một Khâm Thiên tài hoa, một Khâm Thiên lao động, một Khâm Thiên đáng trân trọng như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát từng trân trọng đến đây nghiên cứu về nghệ thuật ca trù dân tộc. Những Đàm Mộng Hoàn, Chu Thị Bốn, Chu Thị Năm lừng danh một thuở.
Những Phó Thị Yến sinh ra danh cầm Phó Đình Kỳ và ca sĩ Phó Thị Kim Đức quen thuộc nhiều thế hệ trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam, những Nguyễn Thị Phúc sinh ra nghệ sĩ ngâm thơ Trần Thị Tuyết và nghệ sĩ nhân dân Quách Thị Hồ, một giọng ca có một không hai, được giải thưởng quốc tế về ca trù Việt Nam, mà năm 1942 Trần Huyền Trân đã có câu thơ tặng bà.
Người ơi mưa đấy hay sênh phách
Tay yếu gieo lòng xuống chiếu hoa...
Khâm Thiên nay, chỗ trụ sở Tổng công ty xăng dầu, chỗ đoạn đầu máy, chỗ có cái Thiên Kiều bất tiện, hoang vu không bước chân người mà trong các triều đại Trần Lê... chính là Đài Khâm Thiên Giám, nơi nghiên cứu thiên văn, xem trăng sao, làm ra lịch hàng năm...
Không phải người Hà Nội nào cũng có dịp xuyên qua hàng mấy chục ngõ ngoắt nghéo, chữ chi tưởng đã hết lại mở ra, lối xương cá, lối thông ra đường Lê Duẩn (Hàng Lọng cũ), lối qua Văn Chương sang Hàng Bột, ra ga Trần Quý Cáp... với kỷ niệm như dấu đóng của thời gian.
Hai rặng bàng phố Khâm Thiên có sức sống thật lạ kỳ, phải chăng nó cũng mang hồn một Khâm Thiên kiên dũng, bị chột tơi bời trong bom đạn nhưng đến nay vẫn xanh tươi, lại thêu bóng rợp xuống hai bên vỉa hè những ngày gay gắt, lại gửi những lá thư màu đỏ cho người đi đón mùa đông, chuẩn bị mừng năm mới sắp đến là vừa...
Khâm Thiên ngày nay không còn là ngoại ô, nó là một đường phố không trung tâm thì cũng là phố thuộc loại sầm uất của quận Đống.
Cũng giống nhiều phường và phố khác, Khâm Thiên gồm phần lớn những người lao động, các nhà buôn nhỏ, có nhiều đền chùa, cũng nhiều trường học và theo xu thế thời đại mới cũng đã xuất hiện nhiều nhà cao tầng thành khách sạn nhà hàng với nhôm kính sáng choang.
Ít ai còn nhớ Khâm Thiên từng là nơi nhà sáng lập ra nền nghệ thuật xiếc Việt Nam đầu tiên và lừng danh là Tạ Duy Hiển cư ngụ những năm mới vào đời.
Không ai còn nhớ một bõ Chũi, một ông già nghèo khổ nhưng hiền lành, nhân đức thường làm công việc đầy khó khăn nguy hiểm là đi “giải quyết hậu quả tình yêu,” nay ta nói trắng ra là đi chôn cất những cái thai hoang, phải ôm xác đứa bé vào lòng, không áo quan, mà như một cái bọc, một em bé để che mắt cảnh sát Tây, ngồi xe tay kéo, giận châm giục người kéo xe đi mau cho khội lộ, ra thoát ngoại ô, tìm đống nào đó mà chôn vội chôn vàng, người khá thì mấy chục đồng bạc người nghèo hoặc chẳng biết của ai thì cút rượu hay tay không, bõ Chũi vẫn cứ làm, xong việc nhắp cút rượu cho cái khí lạnh khỏi ám vào người..
Cũng nào ai còn nhớ Khâm Thiên có ngôi nhà số 157 mang tên Quảng Thiện Đường, nơi đám tang dừng chân rồi sẽ đi tiếp ra nghĩa trang Quản Thiện phía Thanh Xuân.
Phố Khâm Thiên, một trong những phố có nhiều biệt danh, giống như nhà báo phải ký nhiều biệt danh, giống như nhà báo phải ký nhiều tên, đã gây ấn tượng mạnh trong lòng người Hà Nội qua nhiều thời kỳ.
Nó từng được gọi là phố Cầm Ca, làm ta liên tưởng xa xôi đến người đàn bà được gọi là cô Cầm tài hoa đàn hát trong bài “Long Thành cầm giả ca” buồn não ruột của Nguyễn Du, từng âm vang sênh phách chát tửng tưng đàn đáy...
Ngay cái tên viết tắt, người ta rủ nhau: “đi ca tê (KT)”, hoặc “xuống xóm” đi, cũng hiểu ngay đó là Khâm Thiên…
Khâm Thiên còn được gọi là phố Nhiệt Đới hay Xích Đạo vì nằm thẳng một chiều Đông Tây, nắng từ sáng sớm đến tối nhọ mặt người, từng chang chang không một chút lá xanh, cho đến năm 1954 mới mọc rặng bàng mướt mắt mùa hè, đỏ rực mùa đông.
Một thời gian, Khâm Thiên là phố làm cưa làm dũa, sau đó được gọi là phố Thợ May dài 1170 mét, bên chẵn có 404 số nhà, bên lẻ có 305 số nhà thì đã có 198 hiệu may, có may đo, có bán quần áo, có bán hàng dệt kim, cùng trên 50 nhà bán quần áo, gọi vui là hàng Thùng hoặc đồ SIDA.
Sau ấn tượng sâu đậm nhất của “Xóm Cô Đầu,” thì cái tên phố B.52 đã khắc sâu vào lòng người Hà Nội về một Khâm Thiên đau thương và dũng cảm.
Vào lúc hơn 10 giờ đêm 26/12/1972, trong trận đánh Điện Biên Phủ trên không mà Hà Nội thắng giặc Mỹ ném bom hủy diệt, trong đêm ấy, đêm giãy giụa của cuối trận giãy giụa pháo đài bay man rợ, bom đã phá hủy 17 tổ dân phố theo chiều dài con đường mặt trời đi qua ấy, phá đổ 534 căn nhà, 120 ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng, 283 người dân lương thiện cần lao của Khâm Thiên bị hy sinh, 262 người khác bị thương.
Thoắt mà đã một phần tư thế kỷ trôi qua, phố Khâm Thiên ngày nay đã khang trang hơn trước rất nhiều, vết thương chiến tranh, vết thương tâm lý cũng được xóa đi, chìm vào quá khứ, hồn thiêng của cô Cầm đã bay trong khói, hồn thiêng những người đã hy sinh trong trận B.52 vẫn về bên tượng đài tưởng niệm dựng trên nền cũ số nhà 49, với hai cây hoa đại lấy giống từ cây cổ thụ trong Văn Miếu và những khóm thài lài tía được đem từ Chùa Hương về...
Trong những người sống sót, có bà chủ hiệu sách Quốc Việt ở số nhà 274, một hiệu sách tồn tại hơn 40 năm trên đất Khâm Thiên, phục vụ nhiều thế hệ bạn đọc, ông mua sách, đến cha mua sách và đời con cũng lại đến đây mua sách.
Và ít ai biết chồng bà, một chứng nhân nữa của đêm B.52 ấy. Đó chính là nhà thơ, nhà báo, nhà viết kịch Giang Quân, tuy không sinh ra ở đây nhưng đã gắn bó gần cả cuộc đời mình với Hà Nội, với Khâm Thiên.
Cuối năm 1997, Giang Quân vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thật đáng quý mang tên “Khâm Thiên, gương mặt cuộc đời,” để nhớ lại một Khâm Thiên có đài Khâm Thiên Giám trong lịch sử, nhớ lại cái thú cầm ca, nhớ lại những 12 ngày đêm không quên của Hà Nội, đêm đau thương của Khâm Thiên.
Phần lớn tư liệu trích dẫn trong bài báo nhỏ này là từ cuốn sách ngồn ngộn tư liệu sống ấy, bởi tuy ông là nhà văn những cũng là người trong cuộc, một người Khâm Thiên, một người cầm xẻng cứu hầm sập, từng nghe những làn điệu ca trù một thời chưa xa lắm...
Nếu Khâm Thiên chỉ là một phố ngoại ô bùn lầy nước đọng, le lói đèn dầu, chỉ sáng choang ánh đèn măngsông trong mấy chục nhà hát, rồi cách mạng đổi đời cho phố, cho dân phố thì có lẽ nó cũng chỉ như một con phố bình thường khác trong hơn 400 phố phường Hà Nội.
Nhưng hình như Khâm Thiên mang một chất hồn gì đó đặc biệt, một chiếc chứng minh thư có riêng một màu, từ nắng nung nấu, đến tiếng rao hàng đêm khuya, tiếng xe bò lọc cọc chở xác người chết đói lầm lũi đi ra ngoại ô heo hút thảm thương trong bài thơ “Chiếc xe xác đi qua phường dạ lạc” của Văn Cao viết năm 1945...
Từ những bước chân phóng túng hình hài của nhà văn Nguyễn Tuân tri kỷ tri âm với người tài hoa nhan sắc; đến một Trần Huyền Trân, một người Khâm Thiên “chính hiệu” có người mẹ là làm nghề hộ lý nhà thương, đêm đêm kéo vó bên cái Cống Trắng lấy con tôm con tép nuôi con.
Vết thương chiến tranh đã được hàn gắn phần nào, chúng ta vẫn còn một Khâm Thiên tài hoa, một Khâm Thiên lao động, một Khâm Thiên đáng trân trọng như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát từng trân trọng đến đây nghiên cứu về nghệ thuật ca trù dân tộc. Những Đàm Mộng Hoàn, Chu Thị Bốn, Chu Thị Năm lừng danh một thuở.
Những Phó Thị Yến sinh ra danh cầm Phó Đình Kỳ và ca sĩ Phó Thị Kim Đức quen thuộc nhiều thế hệ trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam, những Nguyễn Thị Phúc sinh ra nghệ sĩ ngâm thơ Trần Thị Tuyết và nghệ sĩ nhân dân Quách Thị Hồ, một giọng ca có một không hai, được giải thưởng quốc tế về ca trù Việt Nam, mà năm 1942 Trần Huyền Trân đã có câu thơ tặng bà.
Người ơi mưa đấy hay sênh phách
Tay yếu gieo lòng xuống chiếu hoa...
Khâm Thiên nay, chỗ trụ sở Tổng công ty xăng dầu, chỗ đoạn đầu máy, chỗ có cái Thiên Kiều bất tiện, hoang vu không bước chân người mà trong các triều đại Trần Lê... chính là Đài Khâm Thiên Giám, nơi nghiên cứu thiên văn, xem trăng sao, làm ra lịch hàng năm...
Không phải người Hà Nội nào cũng có dịp xuyên qua hàng mấy chục ngõ ngoắt nghéo, chữ chi tưởng đã hết lại mở ra, lối xương cá, lối thông ra đường Lê Duẩn (Hàng Lọng cũ), lối qua Văn Chương sang Hàng Bột, ra ga Trần Quý Cáp... với kỷ niệm như dấu đóng của thời gian.
Hai rặng bàng phố Khâm Thiên có sức sống thật lạ kỳ, phải chăng nó cũng mang hồn một Khâm Thiên kiên dũng, bị chột tơi bời trong bom đạn nhưng đến nay vẫn xanh tươi, lại thêu bóng rợp xuống hai bên vỉa hè những ngày gay gắt, lại gửi những lá thư màu đỏ cho người đi đón mùa đông, chuẩn bị mừng năm mới sắp đến là vừa...
Khâm Thiên ngày nay không còn là ngoại ô, nó là một đường phố không trung tâm thì cũng là phố thuộc loại sầm uất của quận Đống.
Cũng giống nhiều phường và phố khác, Khâm Thiên gồm phần lớn những người lao động, các nhà buôn nhỏ, có nhiều đền chùa, cũng nhiều trường học và theo xu thế thời đại mới cũng đã xuất hiện nhiều nhà cao tầng thành khách sạn nhà hàng với nhôm kính sáng choang.
Ít ai còn nhớ Khâm Thiên từng là nơi nhà sáng lập ra nền nghệ thuật xiếc Việt Nam đầu tiên và lừng danh là Tạ Duy Hiển cư ngụ những năm mới vào đời.
Không ai còn nhớ một bõ Chũi, một ông già nghèo khổ nhưng hiền lành, nhân đức thường làm công việc đầy khó khăn nguy hiểm là đi “giải quyết hậu quả tình yêu,” nay ta nói trắng ra là đi chôn cất những cái thai hoang, phải ôm xác đứa bé vào lòng, không áo quan, mà như một cái bọc, một em bé để che mắt cảnh sát Tây, ngồi xe tay kéo, giận châm giục người kéo xe đi mau cho khội lộ, ra thoát ngoại ô, tìm đống nào đó mà chôn vội chôn vàng, người khá thì mấy chục đồng bạc người nghèo hoặc chẳng biết của ai thì cút rượu hay tay không, bõ Chũi vẫn cứ làm, xong việc nhắp cút rượu cho cái khí lạnh khỏi ám vào người..
Cũng nào ai còn nhớ Khâm Thiên có ngôi nhà số 157 mang tên Quảng Thiện Đường, nơi đám tang dừng chân rồi sẽ đi tiếp ra nghĩa trang Quản Thiện phía Thanh Xuân.